Ngã 3 Nguyễn Thái Học và Lê Văn Duyệt
Đúng ra, phải ngã tư chứ?
Đúng ra, phải ngã tư chứ?
Nhân BDX có hỏi, xe nước đá gốc đường là xe đậu đỏ hay xe nước mía. Thiệt tình tui không biết, vì không nhớ, lúc đó tôi không có ăn hàng xóm này. Nhưng theo hình mà đoán, thì phải là xe nước mía.
Trên xe nước mía có tấm bảng Tiệm cầm đồ, theo đó là Bác Hiệp Thành từ Bạch Đằng dọn lên đây. Kìa là mấy chiếc xe lô, điều đó biết tấm... hình này chụp khoảng 1961-63, vì sau đó, bến xe lô dời đi Gò Đậu – Phú văn.
Nhân đây cũng cám ơn anh HoaPhong BinhDuong nhắc tôi nhớ đến nhà Cô năm Phụng, một Bà Y Ta chích rất mát tay thời xưa củ (Đoạn cuối đường Lê-Văn-Duyệt nối đường Đinh-Bộ-Lĩnh (đi từ Phòng ngủ Phi-Long vào)
Và cũng xin cám ơn anh Tam Tu nhắc đến: Kế phòng ngủ Phi Long là văn phòng nha sĩ Thuần. Theo tôi biết ông chỉ là “thợ trồng răng” mà thôi. Xin lổi nhắc lại như vậy là , theo hiểu biết và trí nhớ xưa mà kể lại, tuyệt nhiên không có ý chê bai gì cả. Tôi cũng từng là thân chủ của ông lúc mười bốn tuổi, Anh Tâm Từ còn kể tiếp… kế đông y Nguyễn văn Khuê hồi xưa có Nam Hải ngân hàng.. đi thẳng vô là trại lính Đinh Bộ Lĩnh.
Qua bên kia đường là Lê Văn Duyệt , Gốc ngả ba Triệu Ẩu, (sau đổi thành Bà Triệu) có xe hủ tiếu cây Me, tôi và dân xóm đó gọi là hủ tiếu chứ không gọi là mì cây me, dỉ nhiên là ông có bán mì. Và tui là khách hàng đặc biệt của xe hủ tiếu đó. Gọi là đăc biệt bởi vì có một kỷ niệm vui. Chú thím chủ xe hủ tiếu, gặp tía tôi là khoe “ cái thằng con của nị, nó ăn hủ tiếu là hạng nhất chợ lầy ló. Tiền một tô là bao nhiêu tôi quên rồi, nhưng tô của tôi thì phải thêm thịt bâm cho nhiều, cộng gan và thịt thêm. Một tô giá hơn gắp hai tô thường, mà đôi khi “ chơi” ba tô lận. Lúc đó tôi không mập nhưng coi bự con lắm. Xưa mỗi lần vô tiệm ăn, mấy cô bán “bar” hay chọc và nói với nhau, cái thằng này tướng tá “coi được quá”…mày bắt về nuôi đi mậy. Mấy cô kia làm thinh, một chút sau có một cô trả lời, thôi mầy đem thằng chả về nuôi đi, ăn cái điệu nầy chắc tao “sạt nghiệp” quá. Nói chơi, kể một kỷ niệm cho vui, và vì ăn như thế nên sau tôi sanh ra bịnh sớm, bị “thống phong” (goutte) từ năm ba mươi tuổi, vì bệnh ăn thịt nhiều, nên về sau phải kiêng cử thịt ăn như ăn chay. Và trong cái rũi lại có cái may, về già máu không bị đường hay cô lết tê ron gì cả.
Nhắc tới hủ tiếu cây Me, lại nhớ đến “xí quách” của ông ta. Xí quách xương mềm, ngọt và thơm hết xẩy, đắc biệt ở chổ, không phải muốn mua là mua được ngay đâu nha. Nói với chú là tôi muốn ăn xí quách, ông quay qua bà vợ và hai người nhẩm tính, bửa nay là không được, có thằng hai Tỷ nó mua, mai thì chú Ba xe ba bánh, mốt thì chú thím Bánh Bò, bửa kia anh Tám xe ngựa…À Nị, thì bửa kìa hén…
Bên kia đường, có cây sung lớn, tôi hay lại đây ăn trái sung..và ngắm hàng me già Lê văn Duyệt, giờ vật đổi sao dời biết có còn không?
Source: FB Lam Q Khai