Monday, November 28, 2016

Đếm những hàng dương.




Lam Q Khai

Từ khi tỉnh nhà đổi Thủ dầu một ra là Bình dương, tôi cứ tiếc mãi một điều là Bình dưong mà không có hàng dương thì không thơ mộng đúng nghĩa. Hàng dương mà ngày xưa, tôi đã yêu thương và nhớ từng cây một. Gió thổi hàng dương nhẹ nhàng , vi vút reo.
Như lời tự tình sông, nước mây gió ... Thủ.
Gió hàng dương thì ru nhẹ thì thầm, như lời ru của mẹ
gió hàng thông thì reo đi, réo rắt
Có lặng thinh đứng dưới cội dương già, yêu thương như là ruột thịt, tình thân.Ta với dương tuy hai mà một... Mới cảm nhận hết , tiếng thì thầm ru nói của hàng dương. Những lời này , nghe tự đáy lòng mà viết. Rất đau lòng khi từng cây mất, bởi bạo tàn của người lẫn với thiên tai và lẩn vô thường tính.
Đặt từng tên, nhớ từng cành, thương từng cái lá, tôi bứt ra, lại gắn vào, như thể chưa từng bứt ( bạn có biết lá dương khác với lá thông ra sao không bạn?). Trái thì nhỏ nhắn, bén nhẹ sơ sơ, Ướm vào tim, đủ rướm máu yêu thương, mà không bén nhọn, để tan nát long nhau.
Tôi xa BDX, thủ dầu một, tôi không tiếc nuối( Chuyện đã rồi),Chứ còn ở lại, để ( đôi khi) nhìn sự bạo tàn với Bd ,nghe những tàn phai, với cây trời sông nước, của những người , nói là làm đẹp cho quê nhà, Làm sao ra cho đẹp được với những kẻ không có tâm hồn thương yêu và văn hóa.
Hàng dương già bên bờ sông Thủ, Ngươi mãi còn ngự ở tim tôi, muôn thuở.
2014-12-28.

Comments:


Mai Quang Nguyen-nhu Lạ quá, A xem lại photo có người ngồi kỳ cục lắm, anh ta đang làm gì vậyhttps://www.facebook.com/images/emoji.php/v6/f8b/1.5/16/1f637.png😷https://www.facebook.com/images/emoji.php/v6/f9b/1.5/16/1f62f.png😯


Lam Q Khai ó thể là rửa chân, có thể là ỉ .. hi hi




Mai Quang Nguyen-nhu Cảnh nầy chỉ có ở quê mình thôi. Nhớ hồi xưa nhàn nhã êm đềm quá.




Lam Q Khai Chúc gia dình hạnh phúc an vui - hưởng cho đã nghe: SST




Su Song Thùy dạ, cám ơn CK . Đọc thấy thương quá và cũng rất đúng... và rất tiếc con lớn lên khg còn hàng dương này nữa...CK ấp ủ hạnh phúc đó mãi trong lòng nha https://www.facebook.com/images/emoji.php/v6/ff3/1.5/16/2764.png<3 span="">




Anna Phan Hồi nhỏ, con hay chui hàng rào để đi đường này. Trong mắt 1 đứa con nít 8-9 tuổi, con đường này đẹp nhất Thị xã. https://www.facebook.com/images/emoji.php/v6/fa5/1.5/16/1f642.png:)




Lam Q Khai tại sao chui hàng rào để đi đường này




Anna Phan Dạ, mấy năm 78-79 con đường này bị rào chặn 2 đầu, có CA canh nữa. Thỉnh thoảng cũng có người đi lén bị đuổi hoài. https://www.facebook.com/images/emoji.php/v6/fa5/1.5/16/1f642.png:)




Quốc Khánh Không thì bây giờ mình đã thành thổ phỉ rồi.. Hồn siêu phách lạc cũng nên.




Huệ Nguyễn-như Chú mới biết chuyện ni, có dịp kể lại cho mọi người nghe nhe - Thạch Thảo & Nguyen Nhu Quoc Khanh




Mai Quang Nguyen-nhu Q Khanh giống cậu QKhai thích tiếu ngạo giang hồ mà, cả nhà chắc phải một phen bở vía hén. Hồi chú 1-2 tuổi gì đó, ông nội chở cả nhà đi Hà Tiên, khi lên xe đi về quên điểm quân, bỏ lại thằng nhóc giữa trời bơ vơ. Cũng may tìm lại được, nếu ko bi giờ dám làm dân khmer lắm.






Quốc Khánh Lúc còn nhỏ 4 tuổi má cho đi học mẫu giáo, có 1 lần cô cho về sớm nhưng không hiểu sao mặc dù phụ huynh chưa đón cô vẫn để trẻ về 1 mình. Nhớ lúc đó đi với vài bạn K thuộc dạng "khờ" nên thấy bạn đi mình cũng đi theo, bạn hỏi đi về đường nào, K nói về ...See More




Quốc Khánh Giờ đây không biết mấy chú ấy đâu rồi, biết ơn các chú bộ đội nhiều lắm.




Huệ Nguyễn-như Đúng là tuổi trẻ thơ ngây thật dễ thương khi nhắc lại! Hên là lúc đó gặp người tốt, chớ bây giờ chắc bị bắt cóc đem bán rồi đâu còn QK ngày nay nữa phải ko? Con nít giờ khôn lanh lắm! Chú được QK kể...rất thích! https://www.facebook.com/images/emoji.php/v6/fd8/1.5/16/1f60a.png😊


Quốc Khánh May mắn đó chú, không thì bây giờ biết đâu con lên chức bà nội bà ngoại chứ ko phải mới bắt đầu...làm mama




Lam Q Khai Hên hay xui, làm sao nói được… hả Mai Quang Nguyen-nhu Và Q Khanh.
Vậy chứ hồi xưa, . Cũng may mà không tìm được, thì bi giờ Q(cu) làm dân khmer. Tên là Norodom ShihaMaiQuang, hoàng tử của vương triều. Và chuyện tiếu ngạo giang hồ kể tiếp, Nhân một b...See More




Mai Quang Nguyen-nhu Chu choa ui, cháu tui mắc chạy đi pipi, cậu QKhai vạch đít tui ra, hay thiệt hà.




Lam Q Khai Ông còn chọc quê, con nhỏ xịt tui ra không chơi với tui nữa thì bỏ xừ- khía cạnh tốt, khg nói- cái ông chú này...thiệt à!




Lam Q Khai Ông coi Gmail đi, có gởi cho Ô, cho ý kiến



Tôi đi ăn kem Tứ Hải


Tac gia: Lam Q Khai

Thuở đó khoảng năm ngàn chín trăm năm bảy năm tám gì đó, tôi nhớ không chính xác lắm, buổi chiều sau khi cơm nước xong, lúc bảy tám giờ tối gì đó, Ba tôi dẫn cả nhà đi ăn kem tiệm Tứ Hải, đường Thái Lập Thành đầu chợ trên, gần Bùng Binh. Có thể nói đây là một trong những ``biến cố `` đầu đời mà tôi hằng nhớ mãi. Lâu lắm rồi, đâu nhớ được mùi vị kem ra sao.. chỉ nhớ là ``t...hằng nhỏ`` sướng lắm.Được ngồi tiệm, được mút ly kem đầu đời , làm sao nói lên được cảm giác lân lân thời đó. Lớn lên từng đi ăn những tiệm kem nổi tiếng của Sai gon với người yêu . Ra hải ngoại này, với tâm hồn thích ăn uống, tôi nhủ lòng phải biết và ăn những tiệm, hiệu kem ngon nổi tiếng nhất . Nhưng sao vẫn là nhớ lại hoài kem Tứ hải xưa. Làm sao nó bằng Sàigon và thế giới, Nhưng Sàigon và thế giới, sao bằng được dư vị ngày xưa. Lẽ dỉ nhiên tôi phân loài đươc những rung cảm của tâm lý chứ .Và vật lý là ``cân,đo, đông, đếm`` Nhưng mặt nào đó những lằn ranh nhỏ nhiệm đó, những biên tế ``bất khả``đó sao lại rõ phân chia.
Cái thuở ban đầu lưu luyến đó,
Nghìn năm hồ dể mấy ai quên.
Vậy hương vị mà kem Tứ Hải ngày xưa còn đọng lại trong tôi là gì.. Là ly nước lạnh mà sau khi ăn kem mà người ta cho tôi uống. Lẽ dĩ nhiên lúc đó tôi từng uống nước đá lạnh, nhưng đây là lần đầu tiên tôi uống ly nước ướp lạnh, mà người ta còn ``làm điệu`` bỏ vài giọt si rô bạc hà. Vị ngọt sau khi ăn ly kem, hớp nước mát lạnh vị bạc hà ``đầu đời`` vào thì quả thật hồ dể mấy ai quên.
Tiệm kem Tứ Hải, theo tôi biết nếu không lầm, phải được ghi vào trang Bình Dưong xưa (có dấu và không dấu) đó là tiệm kem đầu tiên của tỉnh, quí vị nghĩ sao..( và hỏi lại, có phải sau đó là nước đá Tứ Hải cũng đầu tiên hay không..)

Comments:


Tâm Vô Kem Tứ Hải, nước đá Tứ Hải rồi patin Tứ Hải. Chú Lam Q Khai có nhớ patin Tứ Hải không?
Lam Q Khai patin Tứ Hải nhớ chứ - Tâm vo khoe khg


BinhDuong Xua Nuoc da Tu Hai hay nuoc da Hong Duc la tiem nuoc da dau tien ?

Lam Q Khai Cám ơn Tâm Vô nhắc: một loạt Tứ Hải: NHớ nhiều nhưng lại sao đây..


Su Song Thùy Tuần rồi Đ có gặp bạn ở TH về chơi. Đọc bài này nhớ kem TH , nhớ những lần vô đó chơi với bạn ghê CK https://www.facebook.com/images/emoji.php/v6/ff3/1.5/16/2764.png<3 span="">


Nguyễn Như Sơn Nhà thuốc tây tên Tứ Hải của chị dược sĩ Tuyết mướn bên hông tiệm Nam Bắc Hiệp cũng của gia đình Tứ Hải (?).

Lam Q Khai Anh hỏi lại coi, tiệm này fai tên Tứ Hải khg anh?


Nguyễn Như Sơn Đúng vậy. Bác Nam Bắc Hiệp nói với anh mà vì chị Tuyết mướn nhà đó là của Bác. Chị Tuyết đi Pháp và giao nhà cho VC và bác phải chuộc lại chổ đó từ 1 ông VC.

Lam Q Khai Cám ơn Anh, đúng thì chắc đúng rồi, em chỉ thắc mắc, ngờ ngợ cái tên thôi.


Lam Q Khai Vậy còn tiệm thuốc tây Thanh lợi, DS nào đứng tên vậy? phải là DS Thạch Thảo không anh?

Lam Q Khai Ăn cái gì? mà DS đẻ ra DS- BS đẻ ra BS vậy không biết nữa!

Lam Q Khai Chi Tư ơi, tự nhiên nhớ về Tứ Hải, về kem Tứ Hải, .. về người Tứ Hải, một dòng họ lắm người thân trên que hương cũ , và bây giờ lại nhớ thêm thêm... Gặp lại Chị Tư...
Nguyet Ngo Thái lập Thành sau này đổi lại là Nguyễn Thái Học phải K anh K? Tui có nhà người cô là tiệm sắt Quảng Xương ở trên đường này.. Lúc chạy giặc VC (lớp ba) tui rời Bến Thế xuống ở ké nhà cô dượng Năm tui ( ông Trần Công Cần) ở đường Ngô Tùng Châu (Nam Bắc...See More


Lam Q Khai Chị Nguyet Ngo ơi, hôm trưoc chị viết cho tôi vài chử trong một cái Còm, làm tui mừng rơn, rồi chị lại nính thinh. Nay nhận được cái còm này, làm tui mừng quá !!! bao nhiêu mơ ước nay bỗng hiện ra…sẽ viết sau…cho chị , Vậy thấy người sang bắt quàng làm họ…tui với chị dám bà con…xa xa lắm đó…


Kiem Loan Le Nam 1958 chi chua lam dau tiem kem T Hai. Nam sau la con dau lon trong nha, kem do ma chong chi chi cho may nguoi chau lam, ma chong chi dich than gia vi va chi cho ho danh, cuc lam. Ma chong chi la nguoi ti mi nen kem ngon va rat sach se. Vi kem Tu Ha...See More


HoaPhong BinhDuong Anh Lam Q Khai giải thích giúp: Trong ảnh Nhà Thuốc tây giữa Tiêm bánh "Thúc Ký" và tiệm "Càng Phong" có liên quan đến "Tứ Hải" không ?. Chúc anh Lam Q Khai sức khỏe

Lam Q Khai Là anh em vớii nhau - thuốc tây là nguòi thứ tư - Tứ Hải là anh thứ mấy tui quên rôi , dạ thưa anh HoaPhong BinhDuong .


HoaPhong BinhDuong Cảm ơn anh Lam Q Khai !

Kiem Loan Le Tu Hai la ang thu Ba, cung la con trai truong, nguoi chi thu Hai chet luc moi sanh ra. Nha thuoc thuoc Tay o nha nguoi thu Tu, nhung duoc si la con gai Co thu Nam. Sau tiem doi ve o tung duoi nha hang Nam Bac Hiep. Bay gio duoc si Ngoc Tuyet o Paris, Phap.


Lam Q Khai hồi đó mới chơi phê bút, biết cái gì mà cho với không cho !

Kiem Loan Le Tiem kem chac cung dau tien, khong ro lam. Con hang nuoc da 4 bien thi dung la hang nuoc da dau tien. Ly kem TH la giay to hong cua ong Nhiem va toi do! Kem se duyen ma lai la kem sau rieng ( durian)!

Hung Nguyen Bài của Cậu viết về BD đọc hoài không chán,vẫn thấy mới khi đọc lại. Cám ơn Cậu đã cho con cháu biết về một BD xưa,nay đã không còn nữa rồi!

Hà Ngọc Hiệp Anh Lam Q Khai oi sao tui cung thay minh co nguoi ba con ...xa xa ma cu so thay nguoi sang bat quang lam ho day

Lam Q Khai ''đã cho con cháu biết về một BD xưa'' . Có hơi quá lời chăng? Hung Nguyen . Tuy nhiên, ráng phải nói : Cố gắng, cố gắng !. Thiệt tình, ai cũng vậy, nhớ và muốn viết lại những chuyện ngày xưa . và Cám ơn những ‘’fan’’ có lòng ủng hộ làm phước khuyến khích tôi viết, mặc dù tự thấy mình viết không giống con giáp nào ! hi hi nha Dong Trinh .

Lam Q Khai ‘’cu so thay nguoi sang bat quang lam ho’’ Hà Ngọc Hiệp Ơi !, có chin người vội nói, mười người sau đó’’lại vội’’ chạy xa ! Xin đa tạ ! …Bài ca Xin Đa tạ, ngày nao cũng hẹn hò ..v.. v .

Kim Mai Nguyen Khg sanh ra ở Bình Dương nhưng coi BD là quê hương thứ hai nên khi nhìn thấy dãy phố nầy sao lòng tôi thấy nao nao đã từng ăn cà rem Tứ Hải ,hai cắc một cây

Lam Q Khai Ngoài chợ nghe rao ; cà rem cây, năm cắc một cây, đồng bạc hai cây... đây.

Day Nguyen Qua ảnh nầy không rỏ anh Lam Q Khai còn nhớ khoảnh đất trống giữa dãy phố ( chỗ xe Vespa đậu nhìn vào) mà nơi đó thỉnh thoảng có đoàn xiếc quả cầu sắt biểu diễn xe đạp hay đoàn mô tô bay về đây ở 1, 2 tuần thu hút khán giả lớn nhỏ rất nhiều. Anh Khai nếu có thể viết về đề tài nầy cho Bình Dương mình thuở ấy thêm phong phú.

Kim Mai Nguyen Dong Trinh ơi còn bến xe lô (traction 15) ở đâu dì quên rồi và bà Bảy Lình bây giờ sao rồi

Nguyễn Như Thạch Bà Bảy Lìn tên thật là Trần Thị Liên, gốc người Hoa, sống ở chợ Thủ, lúc đầu quảy gánh bán thuốc rê, sau trở thành người giàu có nhứt nhì của Bình Dương. Sự nghiệp của bà bắt đầu thay đổi có lẽ từ khi bà kết hôn với ông Trần Văn Hiệp, thường gọi Năm Hi...See More

Kim Mai Nguyen Cám ơn DT nhe

Lam Q Khai Anh Day Nguyen Ơi !!! Qua ảnh nầy không rỏ anh Lam Q Khai còn nhớ khoảnh đất trống giữa hai dãy phố ( chỗ xe Vespa đậu nhìn vào)
Anh lại gải đúng vào điểm ngứa của tui rồi . Tôi chỉ nhớ đi coi đoàn môtô bay ở chổ nầy. Muốn kể ra, Mà lại gặp cô em gái...See More

Lam Q Khai Vụ Bà Bảy Lìn, trước 1975. bà là ân nhân của Cách mạng đó. Tiếp tế vào khu cả xe camion thuốc. Sau , và ngày 75, Bà nghĩ là Bà ân nhân của cắt mạng, nên không đi . Mà quả thật, Cắt Mạng bà xong, họ cho bà 1 chiếc chiếu , cuốn thân bà, đem chôn. Bà đoán như thần á.

Nguyet Ngo Bà ấy có vé máy bay rồi. Trên đường đi lại nhận được tin tốt là nhà nước tuyên dương vụ ủng hộ thuốc tây cho họ, bà quay về trình diện và cái kết thì quý vị biết rồi, thê thảm vậy đó. Chỉ cần ..lên máy bay đi luôn thì đã cải lại số trời rồi, ổn rồi. Thương tiếc cho người phụ nữ giỏi giang này.

Lam Q Khai Cám ơn Chị Nguyet Ngo về cái tin nầy

Day Nguyen Anh Lam Q Khai nhắc đến mùi đặc biệt tôi nhớ rồi. Tôi đã " tận hưởng " mùi đó mỗi khi đi ngang qua, Mùi nầy do anh ba tàu đổ nước thải xuống cống lâu ngày tạo nên. Có đôi lần người nhà tôi tiếp tay mang áo quần đến cho chú ấy nhuộm. Rất thích đọc những bài viết của anh.

Monday, November 2, 2015

Ngã 3 Nguyễn Thái Học và Lê Văn Duyệt

Ngã 3 Nguyễn Thái Học và Lê Văn Duyệt
Đúng ra, phải ngã tư chứ?
 
 


Nhân BDX có hỏi, xe nước đá gốc đường là xe đậu đỏ hay xe nước mía. Thiệt tình tui không biết, vì không nhớ, lúc đó tôi không có ăn hàng xóm này. Nhưng theo hình mà đoán, thì phải là xe nước mía.
Trên xe nước mía có tấm bảng Tiệm cầm đồ, theo đó là Bác Hiệp Thành từ Bạch Đằng dọn lên đây. Kìa là mấy chiếc xe lô, điều đó biết tấm... hình này chụp khoảng 1961-63, vì sau đó, bến xe lô dời đi Gò Đậu – Phú văn.
Nhân đây cũng cám ơn anh HoaPhong BinhDuong nhắc tôi nhớ đến nhà Cô năm Phụng, một Bà Y Ta chích rất mát tay thời xưa củ (Đoạn cuối đường Lê-Văn-Duyệt nối đường Đinh-Bộ-Lĩnh (đi từ Phòng ngủ Phi-Long vào)
Và cũng xin cám ơn anh Tam Tu nhắc đến: Kế phòng ngủ Phi Long là văn phòng nha sĩ Thuần. Theo tôi biết ông chỉ là “thợ trồng răng” mà thôi. Xin lổi nhắc lại như vậy là , theo hiểu biết và trí nhớ xưa mà kể lại, tuyệt nhiên không có ý chê bai gì cả. Tôi cũng từng là thân chủ của ông lúc mười bốn tuổi, Anh Tâm Từ còn kể tiếp… kế đông y Nguyễn văn Khuê hồi xưa có Nam Hải ngân hàng.. đi thẳng vô là trại lính Đinh Bộ Lĩnh.

Qua bên kia đường là Lê Văn Duyệt , Gốc ngả ba Triệu Ẩu, (sau đổi thành Bà Triệu) có xe hủ tiếu cây Me, tôi và dân xóm đó gọi là hủ tiếu chứ không gọi là mì cây me, dỉ nhiên là ông có bán mì. Và tui là khách hàng đặc biệt của xe hủ tiếu đó. Gọi là đăc biệt bởi vì có một kỷ niệm vui. Chú thím chủ xe hủ tiếu, gặp tía tôi là khoe “ cái thằng con của nị, nó ăn hủ tiếu là hạng nhất chợ lầy ló. Tiền một tô là bao nhiêu tôi quên rồi, nhưng tô của tôi thì phải thêm thịt bâm cho nhiều, cộng gan và thịt thêm. Một tô giá hơn gắp hai tô thường, mà đôi khi “ chơi” ba tô lận. Lúc đó tôi không mập nhưng coi bự con lắm. Xưa mỗi lần vô tiệm ăn, mấy cô bán “bar” hay chọc và nói với nhau, cái thằng này tướng tá “coi được quá”…mày bắt về nuôi đi mậy. Mấy cô kia làm thinh, một chút sau có một cô trả lời, thôi mầy đem thằng chả về nuôi đi, ăn cái điệu nầy chắc tao “sạt nghiệp” quá. Nói chơi, kể một kỷ niệm cho vui, và vì ăn như thế nên sau tôi sanh ra bịnh sớm, bị “thống phong” (goutte) từ năm ba mươi tuổi, vì bệnh ăn thịt nhiều, nên về sau phải kiêng cử thịt ăn như ăn chay. Và trong cái rũi lại có cái may, về già máu không bị đường hay cô lết tê ron gì cả.
Nhắc tới hủ tiếu cây Me, lại nhớ đến “xí quách” của ông ta. Xí quách xương mềm, ngọt và thơm hết xẩy, đắc biệt ở chổ, không phải muốn mua là mua được ngay đâu nha. Nói với chú là tôi muốn ăn xí quách, ông quay qua bà vợ và hai người nhẩm tính, bửa nay là không được, có thằng hai Tỷ nó mua, mai thì chú Ba xe ba bánh, mốt thì chú thím Bánh Bò, bửa kia anh Tám xe ngựa…À Nị, thì bửa kìa hén…

Bên kia đường, có cây sung lớn, tôi hay lại đây ăn trái sung..và ngắm hàng me già Lê văn Duyệt, giờ vật đổi sao dời biết có còn không?
 

Source: FB Lam Q Khai

Saturday, August 16, 2014

Xuất xứ tên Thủ Dầu Một

Tên của tỉnh Thủ Dầu Một thông thường được viết là Thu-do-mot, nhưng cách viết đúng phiên ra chữ Quốc ngữ là Thủ Dầu Một. Tên này gồm có ba chữ được viết theo cú pháp của Hán tự là « Một-dầu-thủ » và có nghĩa là « trạm có cây dầu duy nhất » (cây dầu là cây có dầu rất phổ biến trong vùng).

Nguồn gốc của tên này đã đi vào truyền thuyết: một đồn lính có nhiệm vụ canh gác sông Sài Gòn có lẽ đã được thiết lập tại địa điểm hiện thời của trụ sở của Sở Thanh tra và dãy nhà phụ thuộc. Đồn này đóng ngay giữa một khu rừng gồm toàn cây dầu cao lớn trong đó có một cây đạt kích thước thật là hùng vĩ. Đó thật là một cây dầu duy nhất. Đặc điểm này khiến cho dân bản xứ đặt tên đồn đó dưới tên Thủ Dầu Một. Sau khi đồn này bị dẹp bỏ, một ngôi chùa được dựng lên cũng ngay trên địa điểm đó, sau đó chùa bị phá hủy để xây trụ sở của sở Thanh tra, văn phòng làm việc, trại… và đặt tên Thủ Dầu Một cho thị trấn trở thành tỉnh lỵ này.

Dưới thời Nhà Nguyễn của người An Nam, tỉnh mang tên Bình An.

Trích lược trong : « MONOGRAPHIE DE THUDAUMOT. 1909 »


Bài từ Facebook của Văn Phúc

Tuesday, August 12, 2014

Sự ra đời, biến mất, rồi lại tái xuất hiện của một ngôi trường

      

Tựa đề bài viết này có phần dông dài nhưng có như vậy mới nói lên được số phận long đong của một ngôi trường trung học chào đời cách nay trên nửa thế kỷ ở tỉnh Bình Dương.

       Nói về chuyện long đong thì chắc nó chỉ chịu thua có nàng Kiều của cụ Nguyễn Du tí chút, chứ nhất quyết không chịu kém cạnh bất cứ một trang lứa  nào khác ở miền Nam sau 30-4-75, kể cả Trường Pétrus Trương Vĩnh Ký và Gia Long ở Sài Gòn, Trường Phan Thanh Giản ở Cần Thơ, Trường Tống Phuớc Hiệp ở Vĩnh Long,.. bởi lẽ sau ngày 30 tháng 4 năm 75 các trường này còn được tiếp tục làm nhiệm vụ bình thường của mình, chứ Trường Trịnh Hoài Đức ở Bình Dương thì dứt khoát bị buộc phải “thôi việc” (Nó bị chấm dứt nhiệm vụ kể từ năm học 1976 -1977).

       Tuy vậy, và đây đúng là chuyện thế gian hi hữu, sau 15 năm, ngang bằng thời gian truân chuyên, chìm nổi của nàng Kiều, ngôi Trường đã bị bức tử, lại được phục sinh với tên họ cũ, và khai giảng năm học 1990 – 1991 vào đúng thời điểm bắt đầu học kỳ II, cũng y hệt như lần khai giảng niên khoá đầu tiên của Trường vào năm 1955. Trong khi đó, các Trường Pétrus Trương Vĩnh Ký và Gia Long ở Sài Gòn, Trường Phan Thanh Giản ở Cần Thơ… với một bề dày truyền thống và một lịch sử tồn tại không bút mực nào tả xiết… đã vĩnh viễn bị xoá tên, và cho đến nay chỉ còn tồn tại trong ký ức của mọi người.

      Các thế hệ học sinh của mấy ngôi trường vang bóng một thời đó chỉ còn biết ngậm ngùi cho số phận những chiếc lá xa cành không còn biết nẻo mô để lần về nguồn cội.

      Những ai từng có một  thời niên thiếu hoặc thanh xuân đầy mật ngọt, trải qua trong khung cảnh nên thơ của một trường trung học hoặc một “campus” xanh tươi hay trầm mặc của một trường đại học, chắc không thể nào tránh được được những cảm xúc bùi ngùi như thế. Cũng may mà ngôi trường Trung Học được may mắn mang tên vị văn quan lỗi lạc có những cống hiến xuất sắc trong lịch sử văn hoá, xã hội của nước Việt Nam thời cận đại ở tỉnh Bình Dương, đã sớm được trả lại sự công bằng mà nó đã bị tước đoạt, bởi việc xoá sổ nó cũng đồng nghĩa với việc phủ nhận một Truyền thống Giáo dục tốt đẹp bậc nhất, cùng với những thành quả quý báu  mà nó đã cống hiến cho xã hội nói chung và cho tỉnh Bình Dương nói riêng.

       Bây giờ chúng ta quay trở lại đầu đề của bài viết, mà mục đích là nhằm nói lên sự Ra Đời, sau đó Biến Mất, rồi lại Tái Xuất Hiện của Trường Trịnh Hoài Đức  trong giai đoạn lịch sử mấy mươi năm qua của Tỉnh Bình  Dương.

       Cho đến nay Trường Trịnh Hoài Đức  đã có một lịch sử tồn tại hơn nửa thế kỷ, cùng thời với hầu hết các trường trung học công lập đầu tiên trên các tỉnh thành  miền Nam, thời kỳ sau khi Hiệp Định Genève 1954 về VN và Đông Dương ra đời, như các trường: Ngô Quyền ở Biên Hòa, Châu Văn Tiếp ở Bà Rịa, Cường Để ở Quy Nhơn, Phan Chu Trinh ở Đà Nẵng, Trần Cao Vân ở Quảng Nam, Thủ Khoa Nghĩa ở Châu Đốc, Thoại Ngọc Hầu ở An Giang v.v... Cho tới thời điểm đó, Sài Gòn và các đô thị quan trọng khác như Huế, Đà Lạt, Cần Thơ, Mỹ Tho,... đã có những trường trung học lớn do người Pháp thành lập từ rất sớm được gọi là các lycées và collèges như  các Trường Pétrus Trương Vĩnh Ký, Trường Gia Long ở Sài Gòn, Trường Quốc Học và Đồng Khánh ở Huế,  Le Myre de Villers ở Mỹ Tho,  Phan Thanh Giản ở Cần Thơ v.v… Hầu hết các tỉnh còn lại trên toàn miền Nam chưa có một trường trung học công lập nào. Vài địa phương cũng có những trường trung học tư thục chưa đầy đủ, do các nhà giáo có uy tín và những nhà trí thức có tâm huyết đứng ra thành lập và điều hành. Những học sinh con em các gia đình khá giả, sau khi thi đậu bằng Tiểu học, có thể vào học ở những trường tư thục đó, hoặc nếu gia đình có điều kiện, lên Sài Gòn thi tuyển vào các trường  công lập như Pétrus Trương Vĩnh Ký (nếu là nam sinh) hoặc Gia Long (nếu là nữ sinh), hoặc nếu như không vào được các trường công lập thì có thể theo học tại các trường trung học tư thục khá nổi tiếng thời đó như Huỳnh Khương Ninh, Lê Bá Cang, Nguyễn Văn Khuê.v.v.., hoặc những trường trung học công giáo do các Frères và các Soeurs điều hành.

       Vậy mà, chỉ một khoảng thời gian ngắn sau khi Hiệp Định Genève 1954 ra đời, các trường trung học công lập đầu tiên  trên toàn miền Nam đều đồng thời xuất hiện. Trường Trung Học Trịnh Hoài Đức  Bình Dương khai giảng năm học đầu tiên 1955-1956 ngay sau khi trường mới vừa xây dựng xong 6 phòng học, gồm một tầng trệt và một tầng lầu với 3 lớp Đệ Thất, 2 lớp nam sinh, 1 lớp nữ sinh. Số học sinh  năm đầu tiên là 150. Ngày khai giảng, trường còn chưa có hiệu trưởng hay ban giám hiệu, cũng chưa có các thầy, cô thực thụ giảng dạy các môn học theo như chương trình mà Bộ Giáo Dục quy định. Các thầy giáo khi đó chỉ là các giáo viên đứng tuổi, được Ty Tiểu Học Bình Dương điều động đến để trông nom học sinh là chính. Trường khai giảng vào ngày Mồng Năm Tết âm lịch,  muộn mất một học kỳ. Thế là suốt một học kỳ còn lại của năm học 1955-1956, học sinh 3 lớp Đệ Thất (lớp 6) đầu tiên của trường được tận hưởng những ngày tháng tuyệt vời: vừa học vừa chơi, thời gian ở ngoài sân trường nhiều hơn trong lớp học, ở ngoài đồng nội,  vườn cây, sân bóng,.. Chơi nhiều hơn học: đánh đáo, đánh chuyền, ăn vặt, đá bóng, tắm sông, lội suối, hái trái,  trèo cây v.v…

       Cũng cần nói thêm là, trước khi Trường Trịnh Hoài Đức ra đời, tại tỉnh lỵ Phú Cường đã có 2 trường trung học tư thục thành lập trước đó vài năm là các Trường Trí Đức và Nguyễn Trãi. Nhiều thế hệ học sinh ở Bình Dương từng học ở hai trường đó. Cũng có người về Sài Gòn học, do gia đình họ khá giả.

       Hầu hết học sinh khoá đầu tiên của Trường Trịnh Hoài Đức, trong khi chờ đợi xây trường, đều đã mất một hoặc hai năm chờ đợi ở các lớp Tiếp Liên (là lớp học mà các trường tiểu học khi đó mở ra để ôn tập cho các học sinh đã có bằng Tiểu Học trong khi chờ đợi kỳ thi tuyển vào các trường trung học). Vì vậy, khi được tuyển vào lớp Đệ Thất (lớp 6 bây giờ) Trịnh Hoài Đức, có một số trường hợp hai hoặc ba anh, chị, em trong một nhà cùng học chung một lớp. Phạm vi tuyển sinh của trường khi đó và mãi cho tới trước năm 1975 là mở rộng ra toàn tỉnh. Mọi học sinh, không phân biệt địa bàn cư trú, trong tỉnh hay ngoài tỉnh, nếu  đã đậu bằng Tiểu Học, đều được phép dự thi. Vì vậy, kể từ những năm đầu tiên cho tới sau này rất nhiều học sinh trúng tuyển từ các quận, huyện xa xôi trong tỉnh, thậm chí từ các tỉnh khác như Bình Long, Phước Long, Tây Ninh, Hậu Nghĩa v.v… đến ở trọ trong các khu vực dân cư gần trường, xung quanh khu vực An Thạnh – Búng, đặc biệt là tại các chùa ở địa phương để đi học...

       Cũng không ít các thầy cô là người Sài Gòn và các nơi khác được bổ nhiệm hoặc thuyên chuyển về dạy tại Trường Trịnh Hoài Đức, cũng thuê nhà, mua nhà, hoặc ở trọ gần Trường để đi dạy.

      Thời đó học sinh thường đi bộ hoặc  đi xe đạp đến Trường. Còn với những học sinh nhà ở xa thì phương tiện vận chuyển nhanh chóng, tiện lợi mà rẻ tiền là các xe Đò và xe Lô chạy lộ trình Bình Dương–Sài Gòn, và ngược lại, chỉ cách 10 phút là có một chuyến. Xe Đò là loại xe khách sơn màu đỏ có từ 30–40 chỗ ngồi. Xe Lô là loại xe  nhỏ hơn (8–10 chỗ ngồi) sơn nhiều màu khác nhau và di chuyển nhanh hơn. Học sinh phần lớn sử dụng xe Đò, và tất cả đều được giảm 50% giá vé so với hành khách thông thường. Sau này, cụ thể là từ năm 1964 -1965 trở đi, khi loại xe chở khách 3 bánh có tên là xe “Lam” (do từ Lambro, Lambretta), chở được từ 8–10 người, rất  nhanh chóng và tiện lợi, được đưa vào sử dụng, thì học sinh thích sử dụng loại phương tiện này hơn, vì loại xe này đưa học sinh tới tận cổng trường và trước giờ tan trường đã có mặt trước cổng trường để rước học sinh và thầy cô về nhà.

       Những ai được tận mắt nhìn thấy quang cảnh nhộn nhịp của khu vực An Thạnh–Búng vào trước giờ nhập học và tan trường thời ấy không khỏi tiếc rẻ cho hình ảnh đẹp của một quá khứ còn chưa xa, nhưng đã vĩnh viễn chìm sâu vào quên lãng.

      Cho đến hôm nay hồi tưởng lại sau hơn 50 năm, người viết bài này không khỏi giật mình tự hỏi không biết vì sao, vào các thập niên 50-60 của thế kỷ trước, tại vùng đất hiền hoà, trù phú và xanh tốt quanh năm này, nơi vốn đã được biết đến từ lâu như là quê hương của sầu riêng, măng cụt, mít tố nữ, chôm chôm,.. và những món ăn chơi tinh tế mà hương vị độc đáo của nó không thể tìm thấy ở bất cứ một nơi nào khác, là bánh bèo, bì bún, bì cuốn của thương hiệu Mỹ Liên,.. hàng ngày lại có thể diễn ra một nếp sinh hoạt hiền hoà, dung dị, nề nếp và lịch sự đến như vậy?

       Phải chăng, khi người dân thấy rằng khát vọng học tập, mở mang trí tuệ, và ước nguyện  cho con em mình vươn lên trong cuộc sống, nhờ vào học vấn, đã được đáp ứng một cách tốt đẹp, thì đáp lại mọi người phải có nghĩa vụ tạo ra những điều kiện vật chất và tinh thần tốt  nhất, có thể được, để hỗ trợ cho việc dạy và học của học sinh và nhà trường, kể cả việc ăn ở và cư xử như thế nào để con em mình không hổ thẹn với đời. Thầy cô, nhà trường được tiếp đón bằng tình cảm yêu thương, quý trọng. Còn học sinh được xem như là vốn quý của cộng đồng và xã hội. Suy nghĩ này có lẽ không quá viễn vong, bởi lẽ xã hội Việt Nam từ ngàn  xưa vốn là một xã hội nông nghiệp, đời sống kinh tế, vật chất của đại bộ phận người dân còn rất thấp cho nên việc chăm lo cho con cháu học hành giỏi giắn để thoát nghèo và tiến thân luôn là lời giải duy nhất cho bài toán kinh tế, xã hội và văn hoá  của mọi gia đình:

“Muốn sang thì bắt câu kiều
 Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy… ”

       Tỉnh Bình Dương vốn là một vùng đất xưa kia thuộc Phiên Trấn (Gia Định), cùng với Trấn Biên (Biên Hoà- Đồng Nai), đã có một lịch sử an cư trên hai thế kỷ. Vùng đất nầy đã có truyền thống hiếu học, tôn trọng lễ giáo, lại sớm tiếp xúc với nền văn minh phương Tây nên sự ra đời của Trường Trịnh Hoài Đức là sự kiện văn hoá – xã hội trọng đại nhất của tỉnh Bình Dương trong nửa sau của thế kỷ 20. 

       Từ những năm đầu tiên cho tới khi chấm dứt nhiệm vụ vào năm 1976, Trường Trịnh Hoài Đức đã cung cấp cho tỉnh Bình Dương nhiều thế hệ thanh thiếu niên được giáo dục thật chu đáo. Sau này, vào thập kỷ 60 còn có sự đóng góp của một trường trung học công lập thứ 2 là Trường Trung Học An Mỹ, toạ lạc tại xã An Mỹ, cách tỉnh lỵ Phú Cường 7 km, và Trường Trung Học Nông Lâm Súc Bình Dương nằm kề bên Trường Trịnh Hoài Đức, tại khu vực An Thạnh-Búng.

       Trong lịch sử 20 năm tồn tại của nó, Trường Trịnh Hoài Đức  đã có nhiều học sinh xuất sắc, sau nầy nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong xã hội, không những trong tỉnh Bình Dương, mà còn ở nhiều tỉnh thành khác trong cả nước và ở nước ngoài. Cho đến hôm nay, ba mươi lăm năm sau ngày đất nước thống nhất và sau mười lăm  năm xoá bỏ rồi tái lập lại, danh tiếng của Trường Trịnh Hoài Đức vẫn còn nguyên vẹn. Ba chữ Trịnh Hoài Đức vẫn là niềm tự hào của những ai sinh ra và lớn lên trên vùng đất Bình Dương,  mà hiện nay có thể đang có mặt khắp chân trời góc biển.

       Đối với người Bình Dương hôm nay, ba  chữ TRỊNH HOÀI ĐỨC vĩnh viễn là một giá trị  tinh thần không thể phủ nhận. Trong giao tiếp hằng ngày họ chỉ dùng nhóm từ “Trường TRỊNH HOÀI ĐỨC” ngắn gọn để chỉ ngôi trường rất được yêu quý và kính trọng đó, như cách người ta gọi “Trường Pétrus Ký” hay “Trường Gia Long”, “Trường Trưng Vương”, “Trường Võ Trường Toản” v.v.., chứ không gọi theo cách thông thường là Trường Trung Học Trịnh Hoài Đức  hay Trường Trung Học Phổ Thông Trịnh Hoài Đức  như cách  gọi  hiện nay. 
    
       Liên quan đến việc ra đời của ngôi trường danh tiếng này, cho đến hôm nay, vẫn còn hai điều bí ẩn mà hiện nay không một ai, kể cả người viết bài này là  học sinh thế hệ đầu tiên của trường, học ở đó gần 7 năm, và từ năm 1965  dạy và công tác ở đó gần 10 năm nữa, cũng không sao biết được, đó là:

       1.Thứ nhất: Việc chọn vị trí xây trường

       Ai, hoặc những ai là người quyết định chọn vị trí đó, một vị trí nằm cách trung tâm tỉnh lỵ đến 5 km và cách chợ Búng hơn 1 km, chứ không phải một vị trí nào khác, bởi khi đó tỉnh Bình Dương dân cư còn thưa thớt và đất công thổ còn rất nhiều? Câu hỏi “Ai hay những ai là người quyết định chọn vị trí đó không quan trọng bằng câu hỏi: “Tại sao chọn vị trí đó?”, bởi vì dù người đó hay những người đó là ai, thì đó cũng là một quyết định táo bạo nhưng vô cùng đúng đắn và chính xác, thể hiện một tầm nhìn mang tính quy hoạch và viễn kiến cao.

       Tỉnh Bình Dương khi đó dân số chưa đông đúc như hiện nay và đất công thổ còn rất nhiều, việc chọn lựa vị trí xây dựng một trường trung học, lại là trường trung học đầu tiên của tỉnh, không gặp bất cứ một hạn chế nào. Nhưng tại sao lại chọn một vị trí nằm giữa một cánh đồng  cách xa tỉnh lỵ đến 5-6 km, và từ đó đến trung tâm quận Lái Thiêu (Thuận An hiện nay) cũng một khoảng cách tương tự?
      
       Tỉnh Bình Dương đất rộng nhưng các quận, huyện (khi đó gọi chung là quận), phía Bắc và Đông Bắc như Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú Giáo (Đồng Phú ngày nay) đều rất thưa người. Chỉ có phần đất phía Nam, tính từ tỉnh lỵ Phú Cường đến quận Lái Thiêu, trải dài dọc theo Quốc lộ 13 và  sông Sài Gòn theo hướng bắc nam, trên một không gian từ 10 đến 15 km, là khu vực đông dân và trù phú nhất. Chính trung tâm điểm của khu vực đông dân đó (tức khu vực An Thạnh – Búng) mới là vị trí lý tưởng để xây trường Trung học công lập đầu tiên của tỉnh. Mặc dầu, khi nó mới ra đời,  nhiều người không khỏi cảm thấy  khó hiểu  về vị trí  lạ lùng của nó -  giữa một cánh đồng vắng vẻ - cách xa tỉnh lỵ đến 5 km và cách chợ Búng hơn 1 km. Tính chiến lược của quyết định này, có thể nói như vậy, còn được khẳng định khi cũng tại địa điểm đó người ta  xây dựng thêm hai ngôi trường  quan trọng khác. Đó là trường Trung học Nội Trú dạy nghề (Trường Bá Nghệ) dành cho học sinh miền Bắc Di Cư vào Nam năm 1954, (Năm 1956 Trường  này được chuyển giao cho Trường Trịnh Hoài Đức  để làm cơ sở II, tức Trường Trịnh Hoài Đức nữ.), và Trường Trung học Nông Lâm Súc Bình Dương, một trong 4 trường trung học giảng dạy chuyên ngành Nông Lâm Súc đầu tiên trên toàn miền Nam khi đó. Vậy là vào cuối thập niên 50, đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, trên cánh đồng ven Quốc Lộ 13, cách thị trấn An Thạnh - Búng hơn 1 km và cách tỉnh lỵ Phú Cường và quận lỵ Lái Thiêu 5 km, đã xuất hiện 2 cơ sở giáo dục bậc trung học đầu tiên của  tỉnh Bình Dương là Trường Trịnh Hoài Đức Nam, Trịnh Hoài Đức Nữ và sau đó là Trường  Trung học Nông Lâm Súc Bình Dương (đến năm 1972, trường nầy còn được giao nhiệm vụ đào tạo chuyên viên trung cấp (Kiểm Sự) ngành Nông Lâm Súc). Ngoài ra còn có sự góp mặt của một trường tiểu học theo mô hình mới, cũng là một trong 3 trường thử nghiệm mô hình này trên toàn quốc: Trường Tiểu Học CỘNG ĐỒNG DẪN ĐẠO, Búng. Tất cả tạo nên một khung cảnh học tập, một nếp sinh hoạt mang đậm nét văn hoá hiếm thấy ở bất cứ một nơi nào khác. Nếu tình hình đất nước không có nhiều biến động như trong mấy thập kỷ vừa qua, thì khu vực này có thể đã biến thành một trung tâm chuyên về giáo dục và đào tạo của tỉnh Bình Dương và có thể là của cả miền Nam, bởi nó chỉ cách xa Sài Gòn có 24-25km.

       2. Thứ hai: Việc chọn tên trường

      Bí ẩn thứ hai: Ai là người chọn tên TRỊNH HOÀI ĐỨC cho ngôi trường ra đời khi đó? Cho đến nay những người có thể trả lời câu hỏi này đều không còn lại một ai, trong khi toàn bộ văn thư lưu trữ tại trường hay ở văn khố tỉnh và ở Nha Trung Học ở Sài Gòn,  thì đã chịu chung một số phận như nhau là không còn gì cả, sau biến động lớn ngày 30-4-1975. Rất đáng tiếc là vào những năm cuối đời của Thầy Trương Văn Di, vị hiệu trưởng thứ hai của Trường, cũng là người sáng lập và là vị hiệu trưởng lừng danh nhất trong số các vị hiệu trưởng, người viết bài này có cơ hội gần gũi và được Thầy tâm sự rất nhiều, về đủ mọi chuyện,  nhưng không hiểu sao không một lần nào nêu lên thắc mắc này với Thầy. Đến nay thì đã muộn, vì Thầy đã vĩnh viễn ra đi vào năm 1982. Mặc dầu có nhiều nỗ lực tìm tòi nhưng đến nay câu hỏi trên vẫn còn  là một bí ẩn đầy thách thức. Những ai có liên quan đến Trường Trịnh Hoài Đức  hay bất kỳ ai có chút manh mối nào về điều bí ẩn này xin vui lòng lên tiếng. Chúng tôi, những người đang phục dựng lại quá trình hình thành Trường TRỊNH HOÀI ĐỨC Bình Dương, vô cùng biết ơn.

      Cũng liên quan đến sự ra đời và trưởng thành của Trường TRỊNH HOÀI ĐỨC, không thể không đề cập đến một sự kiện quan trọng khác là việc dựng tượng vị danh nhân mà những người sáng lập trường đã chọn để đặt tên cho trường. Ý tưởng dựng tượng vị danh nhân có nhiều cống hiến về mặt văn hoá, học thuật đối với phần lãnh thổ phía Nam của tổ quốc nói chung và vùng Sài Gòn–Gia Định nói riêng, trong khuôn viên trường, để làm Ngọn Đuốc Trí Tuệ và Nhân Cách,  soi đường cho các thế hệ học sinh và thầy cô giảng dạy, hình thành vào những năm đầu của thập kỷ 70, khi mà Trường Trịnh Hoài Đức đã trưởng thành và có những bước phát triển rực rỡ về nhiều mặt.

       Việc dựng tượng đã được cử hành long trọng trong một buổi lễ kỷ niệm một chặng đường phát triển vượt bực của Trường Trịnh Hoài Đức vào năm 1972, đặt dưới sự chủ toạ của ông Nguyễn Thanh Liêm, Phụ Tá Đặc Biệt Tổng Trưởng Giáo Dục khi đó là ông Ngô Khắc Tĩnh, và sự chứng kiến của các cấp lãnh đạo chính quyền tỉnh Bình Dương và đông đảo quan khách.

       Sự kiện ngày 30-4-75 đánh dấu một chuyển biến có tính bước ngoặc trong lịch sử tồn tại của Trường TRỊNH HOÀI ĐỨC. Đó cũng là số phận chung của toàn miền Nam khi đó, chứ không riêng gì Trường Trịnh Hoài Đức. Nhưng số phận của ngôi trường này còn ly kỳ hơn nhiều, như đã nói  ở trên, bởi nó đã bị xoá sổ ngay từ năm 1976. Các giáo viên đang giảng dạy, trừ những người bị đưa đi cải tạo lâu dài, và học sinh đang học được phân tán về các trường thuộc các quận, huyện khác trong tỉnh dưới các tên gọi mới là các “Trường cấp 2”, “Trường cấp 3” của từng địa phương như: “Trường Cấp 3 Thị xã TDM”, “Trường Cấp 3 Lái Thiêu”.v.v… Thay thế vai trò của Trường TRỊNH HOÀI ĐỨC vừa xoá sổ người ta thành lập một trường mới lấy tên là “Trường Cấp 3 An Thạnh”, lấy cơ sở vật chất của Trường TRỊNH HOÀI ĐỨC Nữ trước đây.

       Từ cột mốc thời gian đó, Trường TRỊNH HOÀI ĐỨC hoàn toàn biến mất khỏi cuộc sống. Cơ sở vật chất rộng rãi, khang trang của nó nhanh chóng biến thành Trường Bồi Dưỡng Cán Bộ và Quản Lý G.D và Trường Sư Phạm Mẫu Giáo, có nhiệm vụ vừa “đào tạo lại” các giáo viên cũ, vừa cấp tốc sản xuất ra hàng loạt giáo viên mới, cung ứng cho mạng lưới trường lớp mọc lên nhanh chóng khi đó.

       Việc giải tán Trường TRỊNH HOÀI ĐỨC và sử dụng cơ sở vật chất khang trang và vị trí rất thuận lợi của nó, như đã nói đến ở trên, nhằm phục vụ các mục tiêu và nhu cầu chính trị cũng như chuyên môn của ngành giáo dục khi đó cũng là một quyết định bình thường. Ngoài ý nghĩa thực tiễn ra, quyết định đó cũng phù hợp với cách nghĩ khi đó là: Cần phải xóa bỏ những gì Cũ, và thay thế bằng cái MỚI. Vả chăng, sự tồn tại của một trường trung học công lập cấp tỉnh cho dù là một trường danh tiếng, không còn phù hợp với quan niệm tổ chức của ngành giáo dục trong chế độ mới.

       Tuy nhiên có một điều khác thường mà khi đó mọi người không nhận ra, vì còn bị cuốn hút bởi nhiều chuyện khác ly kỳ hơn, đó là sự tồn tại của tượng đài TRỊNH HOÀI ĐỨC tại nơi an vị, bất chấp mọi dâu bể, thăng trầm của lịch sử. Ngày ngày, bậc vĩ nhân đầy tâm huyết với Con Người và Cuộc Sống vẫn bình thản quan sát mọi chuyện,. Và hẳn là Người không khỏi ái ngại khi nhìn thấy các “Nhà Giáo Nhân Dân”, cũng còn được gọi là các “Kỷ Sư Tâm Hồn”,  cuốc xới tan nát sân trường đầy sỏi đá để trồng khoai củ, rau muống, rau lang, cây bạch đàn.., làm chuồng nuôi heo, nuôi dê, nuôi thỏ v.v,.. để vừa phục vụ “đất nước”, vừa tự cứu mình, bởi lẽ trong giai đoạn lịch sử này của xã hội VN người ta chưa biết đến khái niệm “Học Thêm”, “Dạy Thêm” rất phổ biến của mấy thập niên sau này.  Cũng may mà các “vệ binh cách mạng” VN (còn được gọi là các “ông bà Ba Mươi”) không quá nhiệt tình như các “hồng vệ binh Trung Quốc” thời “Cách Mạng Văn Hóa”, chứ nếu không thì,.. ai biết được điều gì đã xảy ra?

       Một lần nữa, hậu thế phải cảm tạ công đức to tát của bậc tiên hiền, bằng uy danh và sự trầm tĩnh của mình, đã cứu vớt một di sản tinh thần thoát khỏi sự diệt vong và đưa nó trở lại với cuộc sống. Các thế hệ học sinh xuất thân từ ngôi trường danh tiếng đó, từ hơn 50 năm qua, cảm thấy mình là những người may mắn nhất, khi họ còn có được một NƠI CHỐN để mà quay về, để tưởng nhớ đến bạn cũ, thầy xưa, và những năm tháng hạnh phúc nhất trong đời của một con người.

        Sau gần 15 năm (1976-1990) bị xoá sổ, Trường Trịnh Hoài Đức  đã được “thành lập” trở lại bởi QĐ số 33/QĐ-UB của UBND tỉnh BÌNH DƯƠNG (khi đó có tên là Sông Bé), do Phó Chủ Tịch thường trực tỉnh là ông Hồ Minh Phương ký ngày 22-10-1990.

       Điều 1 của QĐ này ghi rõ: “Thành lập trường Phổ Thông Trung Học Trịnh Hoài Đức  thuộc sở GD tỉnh Sông Bé kể từ tháng 10 năm 1990. Địa điểm nhà trường đặt tại Trường Trịnh Hoài Đức  cũ (xã An Thạnh, huyện Thuận An).”

       Thực tế không hề có chuyện Trường TRỊNH HOÀI ĐỨC được “tái lập” mà là một trường có tên là “Trường P.T.T.H Trịnh Hoài Đức” được “thành lập”, tại vị trí của Trường TRỊNH HOÀI ĐỨC trước đây, nơi vẫn tồn tại tượng đài Trịnh Hoài Đức  từ mấy mươi năm qua. Trường T.H.P.T Trịnh Hoài Đức  hiện nay, do vậy, không thể đồng nhất với Trường TRỊNH HOÀI ĐỨC trước năm 1975, vì nhiều lẽ:

•    Về danh xưng có một khác biệt không lớn nhưng cũng cần nói rõ để tránh ngộ nhận, đó là:  Tên gọi đầy đủ của Trường Trịnh Hoài Đức hiện nay, được thành lập bởi QĐ 33/QĐ.UB ngày 22-10-1990, là Trường “P.T.T.H Trịnh Hoài Đức”; sau này đổi lại thành “T.H.P.T. Trịnh Hoài Đức”. Trong khi đó tên gọi chính thức của Trường TRỊNH HOÀI ĐỨC trước năm 1975 là “Trung Học Trịnh Hoài Đức” (mọi người quen gọi là Trường Trịnh Hoài Đức), bao gồm cả hai bậc: Đệ I cấp (tức là cấp II) và Đệ II cấp (tức là cấp III).

•    Về vai trò và nhiệm vụ thì cũng có một khác biệt lớn. Trường TRỊNH HOÀI ĐỨC trước kia là một trường trung học danh tiếng. Học sinh nhập học phải qua một kỳ thi tuyển rất gay go mà chỉ những học sinh xuất sắc nhất mới được tuyển vào. Thầy cô giảng dạy đa phần là những người đạt thứ hạng cao nhất trong các kỳ thi tốt nghiệp của các Trường Đại Học Sư Phạm toàn quốc. Các nhà giáo ưu tú này chỉ có thể chọn các trường gần Sài Gòn nhất như  Bình Dương, Biên Hoà, Long An, Mỹ Tho.v.v,.. và phục vụ ở  đó một thời gian vài năm trước khi được thuyên chuyển về gần nhà.

       Trong khi đó, “Trường T.H.P.T Trịnh Hoài Đức” và “T.H.C.S Trịnh Hoài Đức ” hiện nay chỉ là  trường trung học của khu vực, nhận học sinh của các xã chung quanh Thị Trấn An Thạnh. Trình độ học sinh, do vậy, cũng không thể so sánh với học sinh của Trường Trịnh Hoài Đức trước kia. Nếu so sánh thì cũng chỉ có thể so sánh với các trường thuộc các khu vực khác trong tỉnh chứ không thể so sánh với các tỉnh khác vì hiện nay không hề có một kỳ thi Tú Tài Quốc Gia như ngày trước, thống nhất, dành cho tất cả học sinh cả nước.

        Nhưng khác biệt lớn nhất giữa hai “thực thể” này (hãy tạm gọi như thế) là khác biệt về bản chất. Cả hai được xây dựng trên hai triết lý nền tảng khác nhau và đều nhắm đến những mục tiêu khác nhau. Do vậy, các biện pháp vận dụng để đi đến mục tiêu cũng không giống nhau. Đó là những nét khác biệt cơ bản giữa hai hệ thống giáo dục mà bài viết này không có ý định phân tích sâu hơn.

       Đến đây, chúng ta đã có được một cái nhìn khá rõ nét về trường Trung Học TRỊNH HOÀI ĐỨC ở Bình Dương kể từ ngày mới thành lập vào năm 1955, cho đến tận hôm nay. Đó là trường trung học công lập đầu tiên của tỉnh Bình Dương, ra đời từ giữa thế kỷ trước, phát triển một cách rực rỡ cho đến thời điểm 30-4-1975 thì bị giải thể. Tuy vậy, sau đúng Mười Lăm Năm Im Lặng, trên cơ sở vật chất và tại vị trí cũ của Trường Trịnh Hoài Đức trước kia, nơi vẫn tồn tại tượng đài danh nhân Trịnh Hoài Đức  từ 15 năm  qua, xuất hiện một trường trung học mang tên Trịnh Hoài Đức (mới).

       Hiện nay “Trường T.H.P.T Trịnh Hoài Đức” đã được  xây cất khang trang hơn trước, xinh đẹp hơn trước, đã có một diện mạo mới, một cơ sở vật chất đầy đủ hơn, tiện nghi hơn. Tuy nhiên, những cái “hơn” thuộc bình diện “hạ tầng” đó, nếu đồng thời cũng được kèm theo chút ít cái “hơn” trên bình diện “thượng tầng”, thì quả là đại phúc cho người  dân tỉnh Bình Dương, vốn là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất nước hiện nay.

Nguyễn Phạm
Ngày 5 tháng10 năm 2010


Ghi Chú: Vị hiệu trưởng đầu tiên của trường là ông Nguyễn Văn Trương chỉ tại chức có một năm, sau đó về giữ cương vị hiệu trưởng Trường Pétrus Trương Vĩnh Ký ở Sài Gòn.

Thursday, July 3, 2014

COI HÁT Ở BÌNH DƯƠNG

Chuyện Bình Dương thời xưa chắc ít ai còn nhớ hết, thế nên nhớ đâu nói đó, chuyện nọ xọ chuyện kia, có trúng có sai, nghe đở buồn, mà cũng có khi buồn hơn, khi cảm cái cảnh một thời mới đó mà giờ đã chìm vào dĩ vãng mờ phai.
Nhân cái chết của bà Phùng Há mới đây, thọ xém một trăm tuổi, nhắc lại chuyện coi hát ở quê nhà.
Rạp hát đầu tiên của chợ Thủ nay vẫn còn một số người già nhớ là rạp Bầu Liêu, khoảng vài thập niên đầu của thế kỷ trước. Rạp này nằm ở đường Lý Thường Kiệt, qua khỏi cầu Võ Văn Vân, phía tay trái, khu đất nay có mấy quán cà phê dọc theo con kinh và quán ăn Thanh Ngân. Rạp xây cất có hơi thô sơ, vách bằng ván cây, chuyên chứa các gánh hát bội hát suốt đêm với những vở tuồng khắc sâu vào tâm trí của người thời đó như Phụng Nghi Đình, San Hậu...Con đường dẫn vào rạp có mấy gánh bán hàng ăn uống, nước giải khát, đèn dầu tù mù, người bu xúm xít, tiếng húp cháu rồn rột. Được nhớ nhiều nhất là ông Út Cháo, chuyên bán cháo trắng với món cá kho tiêu, đi xem hát rạp bầu Liêu, ngoài việc thỏa cái thú say mê ca hát, còn là dịp để thưởng thức món cháo trắng của ông Út này.

Đến khi rạp ngưng hoạt động vì bị hư hại theo thời gian, bà bảy Lìn, người giàu nổi tiếng nhất của đất Thủ mua lại khu đất trên định xây lên một rạp hát tầm cỡ hơn nhưng không hiểu vì sao kế hoạch đó không thực hiện được. Con đường này từ đó trở nên vắng vẻ, không còn cảnh xe bò xe ngựa đậu dài hai bên đường, người dân với những bộ đồ vải bà ba, tay cầm đuốc chen chúc nói cười, miệng nhai trầu bỏm bẽm, thuốc rê phì phà. Cũng không còn nghe mùi nước đái ngựa, mùi phân bò thoang thoảng, lá chuối, giấy nhật trình gói đồ ăn bay tơi tả trong bụi cát mỗi khi có gió thổi qua…
Cảnh ấy, từ đầu thập niên 30 đã nhường lại cho con đường Outrey, tức đường  Trưng Vương ngày nay, từ khi rạp Thanh Bình được xây dựng. Ban đầu rạp có tên là Trần Trung Hí Viện, bốn chữ này được làm nổi trên tường, ngay chính giữa sân khấu, lấy theo tên của ông chủ rạp là Trần Trung Hiếu, thường được gọi là ông Chủ Hiếu, một người giàu có, lắm ruộng đất, nhà ở khu đất nằm ngay góc đường Bàu Bàng và Nguyễn Tri Phương, còn gọi là đường bờ sông, đối diện với Lò Heo, nay là nơi bán vật liệu xây dựng Vĩnh Xương. Ông
có mấy người con trai như ông Công, ông đốc tờ Triệu, có phòng mạch tại góc đường Đoàn Trần Nghiệp và Trừ Văn Thố, ông Vinh, thay ông làm chủ rạp, nhà tại góc đường Bà Triệu và Trừ Văn Thố, căn nhà của ông nay vẫn còn nguyên nhưng trông có vẻ tiêu điều, hoang phế. Sau 1954, rạp đổi tên lại là Thanh Bình, chắc mừng cảnh nước nhà vừa trải qua một cuộc chiến tranh, mơ ước những ngày tươi đẹp.

 Từ khi có mặt, rạp Thanh Bình trở thành điểm ồn ào, náo nhiệt, vui vẻ nhất của chợ Thủ, và dĩ nhiên cũng là nơi đáng nhớ nhất trong lòng của rất nhiều người, mỗi khi nhớ lại kỷ niệm của tuổi thơ, của dĩ vãng đã mất, của hình bóng quê hương khi đã đi xa…


Ở cái thời đất rộng người thưa, hầu hết đều nghèo, nhà tranh vách đất, thì chỉ cần đứng trước rạp nhìn ngắm nó thôi, lòng người ta đã nghe say đắm, mê ly. Có thể nói đây là một trong những công trình kiến trúc nguy nga, lộng lẫy nhất tỉnh mà người ta được tha hồ nhìn ngắm. Rạp xây theo lối Tây, chạm trổ nhiều hoa văn đẹp mắt, nóc rạp nhô cao ở chính giữa như hình cái tháp, có gắn cột thu lôi. Bước qua khỏi bậc tam cấp đi qua hành lang là tới phòng bán vé ở hai bên. Trên tường treo nhiều tranh ảnh của nghệ sĩ, hoặc một số hình ảnh hấp dẫn để giới thiệu phim sắp chiếu. Nhìn những hình ảnh này người ta càng náo nức muốn chạy tuôn ngay vào rạp để xem. Bên trái cửa chính là cầu thang dẫn lên lầu một. Cửa rạp có tấm màn che kín, lại có bức tường ngăn phía trước, khán giả phải rẻ qua hai lối đi hai bên để vào rạp. Bên trong có lối đi chính giữa chạy dài đến sân khấu, hai bên là hai hàng ghế được kết dính lại. Loại ghế này không đóng cố định vào khung mà có thể lắc lư lên xuống được, do vậy những người không quen ngồi lên có khi bị bật chổng gìo lên thất kinh hồn vía. Mỗi khi họ đứng dậy thì mặt ghế lại đánh kêu cái rốp làm người xung quanh phải giựt mình. Nhất là khi hết tuồng, khán giả thi nhau đứng dậy thì tiếng ghế kêu vang khắp rạp, nghe rất vui tai. Sát hai hàng ghế này, cách một lối đi hẹp là các ghế dài vô tới bìa tường, dành cho vé hạng cá kèo, ngồi đây thường bị các cây cột che khuất tầm mắt, rất bực bội, muốn coi rõ phải chồm qua người kế bên, không quen sẽ bị cự nự rất khổ. Trên lầu, xây theo hình chữ u đánh một vòng chung quanh rạp, có lan can bảo vệ, ngay chính giữa đối diện với rạp làm theo hình vòng cung nhô ra, đây là chỗ ngồi dành cho thượng khách khi xem phim, còn khi xem hát, hàng ghế đầu gần sân khấu mới là ghế hạng nhất vì có thể nhìn ngắm nghệ sĩ rõ ràng hơn. Trong rạp, trên tường có bức tượng trang trí hình thiếu nữ Tây phương ôm cây đàn lyre truyền thống của họ, theo mô típ Hy Lạp rất đẹp. Người ta đồn rằng lúc sấm sét thường thấy hai cô này cười và lúc không có hát thì thường hiện ra đi lất phất trong rạp. Bọn trẻ con nghe vậy sợ muốn té đ…nhưng mỗi khi có hát, mê hát thì chẳng kể số gì nữa, đứa leo cửa sổ tòn ten trên lầu, đứa thì tìm cách chen lấn đến gần sân khấu coi cho rõ. Bọn coi cọp (lén chui vào rạp không mua vé), lâu lâu lại bị mấy ông xét vé tóm cổ lôi ra. Sân khấu lót bằng ván dày, có một cái thang xuống tầng hầm nơi nhân viên gánh hát ở.


Phía bên phải của rạp có lối vào một dãy nhà ba căn, một là chỗ ở của người gác dan lo quét dọn rạp, hai căn còn lại dành cho đào kép nhứt. Cách một khoảng sân nhỏ là dãy nhà bếp, sau nhà bếp là nhà tắm, nhà vệ sinh. Tại đây có hai cửa nhỏ, một là lối vào rạp hát, ngay khoảng trống giữa sân khấu và hàng ghế đầu tiên; cửa thứ hai có bậc tam cấp dẫn lên sân khấu. Đối dịên với nhà vệ sinh, trên tường rạp có treo một  bàn thờ nhỏ với chỉ một cái lư hương thôi. Bàn thờ này để thờ cúng một người gọi là cậu Năm Chà, dường như là người của một gánh hát nào đó, thất chí treo cổ tự vẩn trong rạp hát này. Nghe nói hồn cậu không siêu thoát được, linh lắm nên gánh hát nào về đây cũng lo cúng vái rất chu đáo cầu xin cậu phù hộ.


Cứ lâu lâu thì có một gánh hát về, đó là những ngày vui vẻ tưng bừng của bà con đất Thủ. Ban ngày có xe chạy vòng vòng các con đường ở chợ phát tờ bướm quảng cáo, vừa phát loa đọc những lời giới thiệu tuồng hát và nghệ sĩ trình diễn nghe rất hấp dẫn. Thời xưa là các gánh hát bộ, lâu lâu cũng có gánh hát đồng ấu Triều Châu với đào kép là trẻ con, đứa lớn nhứt 12 tuổi, đứa nhỏ 7 tuổi, hát từ 8 giờ sáng đến 6 giờ sáng hôm sau mới dứt. Vậy nhưng cứ chiều tối thì người ta cũng lũ lượt tới xem, nhứt là mấy bà xẩm với túi xách mang theo nào là bình thủy, đồ ăn, áo ấm…Về khuya, cứ lâu lâu lại nghe cái rầm trên lầu, ai nấy giựt mình, ngó lên thì thấy một bà xẩm nào đó vì ngủ gục nên té xuống sàn, giỏ xách văng tứ tung bánh trái nước nôi.


 Về sau, hát bội hết thời, và được thay thế bằng các gánh cải lương. Đông nhứt là dịp tết, người ở chợ và từ các vùng quê lũ lượt kéo nhau đến rạp hát, chen lấn, xô đẩy. Bọn trẻ con nhà nghèo thì nắm đại tay người nào đó để chui vào rạp vì trẻ con đi kèm người lớn thì không tốn tiền. Ăn
gian không được thì ngồi trước rạp chờ gần hết giờ chạy vào coi thả giàn. Hai bên con đường vào rạp có rất nhiều xe bán nước đá đậu xanh đậu đỏ, bánh lọt, xe nước mía, bò viên, lại có mấy chị mấy cô bưng cái thao bán ốc len, ốc gạo, đâu phộng rang, mía ghim… Các gánh hát lớn và đào kép nổi tiếng thời đó đều đã từng về đây như đoàn Kim Chung với Minh Phụng, Minh Vương, Lệ Thủy, Kiều Tiên; gánh Dạ Lý Hương với Hùng Cường, Bạch Tuyết… Buổi sáng đào kép tập tuồng, những người ghiền cải lương mà rảnh rổi hay bọn trẻ con thường vào rạp để coi. Có lần tập tuồng xong hai ông Minh Phụng và Minh Vương xuống ngồi ở ghế khán giả nghỉ mệt. Tôi chạy lại ngồi phía sau lắng nghe hai ông nói chuyện, dè đâu hai ông hay chen vào những tiếng chưởi thề làm tôi rất ngạc nhiên. Một bữa khác, gần tới giờ diễn vở Kiếm Sĩ Người Dơi của đoàn Minh Cảnh, tôi lẩn quẩn khu nhà sau chờ coi mặt nghệ sĩ, thì thấy ông Minh Cảnh chuẩn bị đi tắm, ông ở trần, mặc chiếc quần xà lỏn, da trắng bóc nhưng gầy và nhỏ con. Mấy hình ảnh này làm tôi vỡ mộng hết sức!
Khoảng cuối thập niên 60, những khi không có cải lương ngươì ta chiếu phim, nhưng bộ môn này thì rạp Thanh Bình kém thu hút hơn rạp Bình Minh, mới xây, rộng lớn, khang trang hơn. Lúc đầu hầu hết là phim Ấn
Độ, sau mới có phim Tây, đến thập niên 60 trở đi là thời của phim Tàu với những cái tên như Vương Vũ, Khương Đại Vệ, Địch Long, Lý Tiểu Long... Được đến rạp hát là thú vui lớn của thời đó, nhất là với các cặp thanh niên nam nữ, đây còn là nơi và dịp để hò hẹn, yêu đương. Các gánh đại nhạc hội, các đoàn kịch cũng thay phiên nhau về đây, vì vậy rạp Thanh Bình hội tụ hầu như đầy đủ các nghệ sĩ lừng danh của miền Nam thưở trước.

 Có một sự kiện bi thảm đáng ghi nhớ về rạp Thanh Bình. Vào năm 1949, hôm đó có một số người tụ tập tại dãy nhà bên hông rạp để đánh bài Cẩu, loại bày bằng sừng của người Hoa, đánh kêu lốc cốc. Đang chơi thì có một người vào xin tiền, bị đuổi ra, người đó oán bèn đi thẳng lên dốc ông Cò báo là có Việt Minh đang họp. Hai người lính Tây liền cầm súng đi ngay xuống rạp, tới nơi họ bắn xối xả vào đám người này, tất cả có 49 người tử nạn nằm la liệt, máu loang khắp nơi trông rất rùng rợn. Hai người chạy núp trong cầu tiêu cũng bị bắn chết. Kẻ duy nhất may mắn sống sót là thanh niên tên Thạch, sinh năm 1925, con của ông Năm Trong, nhà ở bờ sông, khu đất gần nhà bảo sanh bà Năm Chi, nay là khu chung cư. Di tích duy nhất nay còn sót lại là cột cửa ngõ, ngay đầu đường dẫn vào khu nhà cao ngất này. Ông
Thạch về sau sống ở Thái Lan, ông có người em là đại tá pháo binh dù Nguyễn Văn Tường , đang sống ở nước ngoaì. Nghe nói kẻ đi báo tin cho Tây về sau rất ray rức hối hận vì hành động dại dột của mình thời trẻ đã gây ra hậu quả quá thảm khốc như vậy. Nay ông cũng đã mất.
Cùng với vụ thảm sát cư dân làng Chánh Hiệp tại cầu Suối Giữa, trên 50 người chết, thì đây là hai kiếp nạn lớn nhất thời nô lệ mà người dân đất Thủ phải gánh chịu. Tại Suối Giữa, sau khi bắn chết hết những người dân vô tội bị bắt, Tây còn cho gom những người còn lại ra chôn cất người chết. Họ cắt đầu nạn nhân, cho đổ máu vô một cái thùng, pha với nước và muối rồi bắt buộc mấy người này phải uống một tô, ai không uống họ sẽ bắn tiếp. Chuyện này mấy người già trong làng kể lại, nếu đúng như vậy thì quá khủng khiếp, man rợ không tưởng tượng nỗi.


 Khoảng giữa thập niên 60, rạp Bình Minh nằm trên đường quốc lộ 13 được xây cất. Miếng đất hình tam giác nằm giữa ba con đường Cách Mạnh Tháng 8, đường Lý Thường Kiệt, đường Nguyễn An Ninh… nguyên là đất của ông Đốc Cậy, nhà ở đường Phan Văn Hùm cũ, nay là Nguyễn Tử Bình, sau bán cho nhà thờ, nay là nhà trẻ. Ông
Cậy phân lô đất bán nền, ông Thái mua một khu khá lớn để xây rạp Bình Minh, chuyên chiếu phim. Rạp cất theo lối mới, hiện đại hơn rạp Thanh Bình.

 Sau 75, các gánh cải lương tàn dần, rạp Thanh Bình từ từ đóng cửa rồi bị bỏ hoang, cây cỏ mọc trên mái nhà, góc sân, nhìn thật nao lòng. Đầu năm 2009 bị phá bỏ, một công trình mới chuẩn bị xây dựng, hí trường của một thời đã từ đây chỉ còn là chuyện quá khứ. Rạp Bình Minh sau thời gian ngưng hoạt động đã biến thành nhà sách và văn phòng phẩm, trên lầu, người ta dùng để chiếu phim nhưng không còn cảnh giành giựt mua vé như thời trước, thời của hai phim chiếu chung, phim màu, màn ảnh đại vĩ tuyến…


 HOÀNG ANH