Điểm độc đáo của dân tộc Việt Nam là giữ gìn được tiếng nói chung từ Bắc tới Nam , dù qua bao nhiêu cách trở về địa hình, bao nhiêu biến cố lịch sử. Trong cái chung ấy lại có vô vàn sự khác biệt về cách phát âm, về phương ngữ, góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú cho ngôn ngữ của dânViệt. Từ khi đất nước thống nhất, với bộ sách giáo khoa chung, với các phương tiện truyền thông phổ biến, ngôn ngữ của cả dân tộc đang di dần đến chỗ hợp nhất. Đây là điều cần thiết, và là sự phát triển có tính tất yếu khi mà sự giao lưu cả trên phương diện kinh tế, xã hội và văn hóa của các vùng miền ngày càng diễn ra sôi nổi và thuận lợi hơn. Sự thống nhất về ngôn ngữ, tuy vậy, cũng đưa đến hệ quả là các phương ngữ, phương âm sẽ dần dà bị đào thải, biến mất hay biến dạng cho tương thích với cái chung phổ biến. Ghi lại các phương âm phương ngữ này, như những di tích văn hóa của một địa phương, góp phần như những tư liệu để phục vụ nhu cầu tìm hiểu về văn hóa của người và đất ở một nơi nào đó. Theo thống kê, hiện nay trên khắp thế giới, mỗi ngày có hàng ngàn ngôn ngữ mất đi và có nguy cơ không phục hồi lại được. Các nhà ngôn ngữ, do vậy, đã nỗ lực để lưu trữ các ngôn ngữ đó đưa vào sách đỏ, như gia tài để lại cho hậu thế.
Ở nước ta, xét riêng về Việt tộc, như đã nói trên thì có sự đa dạng trong phương diện ngôn ngữ. Tuy nhiên nếu người Việt tương đối dễ nhận diện được sự khác biệt của các địa phương ngoài Trung hay Bắc, thì điều đó lại rất khó ở miền Nam . Nghe anh nói “Lộc Ninh” thành “Nộc Linh” thì biết ngay anh là người Bắc, mà rất có thể là Thái Bình. Anh cứ “răng, mô, rứa” thì chắc là Huế rồi. Còn “en hỏng en thì để cho chóa nóa en” thì chị là Quảng Ngãi chớ chẳng đâu xa!
Ở miền Nam , có mấy năm tôi học trong ngôi trường đào tạo cho học sinh các tỉnh phía Nam , thật khó biết ai ở đâu từ đâu đến. Tuy nhiên sống chung một thời gian, thì cũng có vài diểm để nhận ra được, khi người ta từ từ có điều kiện so sánh với nhau. Một anh bạn người Long An thì cứ “hái dao” thay vì “hái rau”, “da duộng” thay cho “ra ruộng”. Mấy người qua khỏi Mỹ Tho, vùng Bến Tre, Vĩnh Long thì “Nhóc”, nghĩa là nhiều, lối nói tắt của “đầy nhóc”. Còn “mình ên” nghĩa là chỉ có một mình, chữ ên trại từ tiếng Khờ me mà ra. Nói “thồi tiền” thay vì “thối tiền”, “ché” thay cho chị thì biết là miệt Cà Mau, hay Trà Vinh, Sóc Trăng…
Thế còn Bình Dương?
TẠM GHI:
ÂM PHƯƠNG:
Bến Khế: Bến Thế
Bụi te: bụi tre
Guộng: ruộng
Đi châi: đi chơi: (chữ này chưa phiên âm chính xác được)
Về quại: về ngoại
Ăn côm: ăn cơm
Mơi: ngày mai
Đi dìa. Đi về
NGỮ PHƯƠNG:
Ăn nghe thâm trầm: món ăn ngon, đậm đà
Dử ngươi (hay Dễ ngươi): coi thường, xem nhẹ.
Trượng: lớn
Trọng: trượng: lớn. (hay nói: “trọng cải, trọng cải trời: nghĩa là lớn quá)
Mèn đét ơi! hay Chèn đét ơi: Trời đất ơi!
Mẹ ốc mày! : Tiếng chưởi yêu.
Dởn ốc: Nổi gai ốc, nổi da gà.
Quê. Quê một cục: xấu hổ.
Mút mùa. Mút mùa Lệ Thủy: hết sức
Thằng cải trời: người làm chuyện chịu hết thấu, hết nói nỗi.
Chơi tới bến:
Chơi hết ga:
Chơi thả cửa: chơi không kềm chế
Quá cở thợ mộc: nhiều quá
Ỉu xìu: yếu
Lạ quắc lạ qươ: lạ
Dị hợm: kỳ, dị
Bêu riếu: chê trách
Hồi nẳm: năm xưa
Đụt mưa: tránh mưa, trú mưa.
Khoai bán: khoai mì
Múa cù: múa lân.
Nghèo rớt mùng tơi: nghèo
Cù bơ cù bất: vô gia cư, thân thích
Đục: Đánh
Rùa quến: rù quến, rù quyến, quyến rũ.
Quính lộn, uýnh lộn, quánh lộn: đánh lộn.
Ưng bụng: hài lòng
Cà rỡn: giởn chơi
Ngộ: xinh đẹp, lạ
Dị kỳ toi: rất kỳ, lạ.
Kỳ toi kỳ hòm: kỳ, lạ.
Bòn chắt: tiết kiệm
Ngạo: chọc quê ai
Quảy đôi gánh: gánh gánh.(gánh gánh về gánh gánh về, nhạc Phạm Duy)
Cháy đèn: đèn sáng, đèn đỏ (Huế). “Bữa nay cúp điện hay sao mà tới bây dờ đèn dẫn chưa cháy!”
Nhậu bắt: mồi ngon
Con toi: con gái, con nhỏ nào đó. Từ câu: “mắc dịch mắc toi”
Sơ sịa: làm sơ sơ, sơ sài
Bỏ ba hột côm vào bụng: ăn cơm.
Làm đại, ăn đại: làm không suy nghĩ chín chắn.
Còn khuya: còn lâu lắm.
Tết Marốc: khó xảy ra.
Tài lanh: xía vô chuyện người khác.
Thài lai: chuyện bao đồng, tài lanh.
Chuyện bao đồng: không phải chuyện của mình.
Giả ngộ hôn: giả bộ.
Bổn thôn: quá sợ
Đậu phụng, đậu phộng: đậu phọng.
Ổ qua: khổ qua
Dừng dách: (vừng vách) làm vách nhà.
Rau mồ om: gọi tắt là rau om.
Rau thúi địch: rau mơ.
Lập thế: tìm cách
Ráo trọi: hết sạch.
Nói dốc chơi: chuyện phiếm, “chat”
Đi xóm: đến nhà hàng xóm.
Lua cơm: ăn cơm.
Trự: người nào đó
Nói lớ qướ, làm lướ qướ: nói không đúng, làm không đúng
Dà, phát âm sai của “và”: ăn
Xớ rớ: như lớ qướ.
Âm hao: tin tức, bóng dáng.
Ráo nạo: hết sạch.
Con khỉ mốc!: tiếng chê bai.
Bạch tuột: vd ngồi bạch tuột ra đó!: Không làm gì.
Lộn nài tháo ống:
Ai thấy được thì rầy: thì phiền.
Trông còn sõi lắm: còn trẻ, khỏe
Xuể: nỗi. vd. Làm không xuể: làm không nỗi!
Rụm nụ: qúa mệt (nụ bầu, bí chết hèo vì nắng)
Ngon cải trời: ngon lắm
Cưa hai:mỗi người phân nửa
Phụ hợ: giúp
Nhậu khan: uống không có mồi.
Chuyện trời ơi: chuyện vô ích
Nói Giả ngộ: nói chơi, ví dụ như
Dữ ác hôn! Tán thán từ: hiếm, khó
Làm miếc: làm riếc
Làm lẽ: làm bộ làm tịch
Làm lẽ: vợ nhỏ.
Ngó lơ: ngó chỗ khác
Ăn lấy thảo: thưởng thức chút tình với nhau.
Hoàng Anh (01-09-09)